So với phiên bản AutoCAD 2006 thì AutoCAD 2007 và 2008 có bổ sung nhiều lệnh vẽ trong phần 3 chiều: Loft, Sweep, Thicken, Slice, hiệu chỉnh mô hình 3D theo Grip… AutoCAD 2008 được bổ sung một số tiện ích khi lập tài liệu thiết kế.
Trong AutoCAD bạn có thể chọn đơn vị đo lường theo Metric (hệ đơn vị Mét) hoặc English (hệ đơn vị Anh). Chúng ta là nước sử dụng hệ Mét theo ISO và các bản vẽ kỹ thuật phải thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó, hệ thống đơn vị trong ví dụ và bài tập, cách ghi kích thuớc, định giá trị các biến kích thước, đường nét, vị trí các hình chiếu… được tác giả trình bày theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Các thuật ngữ được sử dụng phù hợp với các thuật ngữ kỹ thuật của các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.
Phần lý thuyết (giới thiệu lệnh) ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nội dung từng chương theo đề mục riêng, có ví dụ và hình ảnh minh họa và cuối mỗi chương có phần bài tập. Mỗi lệnh đều trình bày cách nhập lệnh từ bàn phím, danh mục màn hình và từ thanh công cụ.
Sách được sử dụng cho các đối tượng từ trình độ mới bắt đầu học đến mức độ chuyên nghiệp: sinh viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, họa viên, học sinh phổ thông… và cho tất cả những ai làm công tác thiết kế và yêu thích vẽ thiết kế bằng máy tính. Sách biên soạn thuận tiện cho các bạn tự học, sử dụng làm tài liệu học tập theo các lớp chuyên đề về AutoCAD, giúp các bạn cập nhật những thay đổi của AutoCAD và để tra cứu lệnh.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
Chương 18. Các lệnh vẽ nâng cao
Vẽ đường thẳng (lệnh Xline)
Vẽ nửa đường thẳng (lệnh Ray)
Vẽ hình vành khăn (lệnh Donut)
Vẽ đoạn thẳng có chiều rộng (lệnh Trace)
Vẽ miền được tô (lệnh Solid)
Vẽ phác thảo bằng tay (lệnh sketch)
Vẽ các đường thẳng song song (lệnh Mlstyle, Mline, Mledit)
Tạo miền (Region) và các phép toán đại số Boole
Tạo đa tuyến và miền bằng lệnh Boundary
Tạo hình dạng đám mây (lệnh Revcloud)
Lệnh Convert
Bài tập
Chương 19: Các lệnh hiệu chỉnh nâng cao
Phá vỡ các đối tượng
Hiệu chỉnh đa tuyến (lệnh Pedit)
Hiệu chỉnh đường spline (lệnh Spilinedit)
Lệnh Change
Hiệu chỉnh đối tượng bằng Properties palette
Làm thích hợp các đối tượng (lệnh Matchprop)
Xếp chồng các đối tượng (lệnh Draworder)
Bài tập
Chương 20. Hiệu chỉnh bằng GRIPS
Các biến điều khiển GRIPS
Chọn đối tượng để hiệu chỉnh bằng GRIPS
Các trạng thái GRIPS (WARM, HOT và COLD)
Các phương thức hiệu chỉnh GRIPS
Sao chép dãy đối tượng nhờ vào GRIPS
Trình tự thực hiện hiệu chỉnh bằng GRIPS
Hiệu chỉnh tính chất các đối tượng GRIPS
Ví dụ
Chương 21. Block
Tạo Block
Chèn block và file bản vẽ riêng lẻ
Chèn block theo dãy (lệnh Minsert)
Chèn block tại các điểm chia (lệnh Divide và Measure)
Lưu block thành file (lệnh Wblock)
Tạo điểm chuẩn khi chèn file (lệnh Base)
Phá vỡ block
Hiệu chỉnh block
Định nghĩa hình dạng mũi tên kích thuớc mới
Lệnh Blockicon
Chèn block từ Tool Palette
Địa chỉ sao chép các thư viện block
Bài tập
Chương 22. AutoCAD DesignCenter và Block động
Làm việc với các nội dung vẽ
Quan sát nội dung
Làm việc với DesignCenter
Tìm kiếm nội dung
Chèn nội dung vào trong bản vẽ
Lưu và tìm nội dung thường xuyên sử dụng
Tạo Tool Palette
Block động (lệnh Bedit)
Ví dụ
Bài tập
Chương 23. Thuộc tính block
Tạo và chèn block với thuộc tính
Kiểm tra và cập nhật thuộc tính block
Hiệu chỉnh thuộc tính block
Trích thông tin thuộc tin
Hiệu chỉnh block trực tiếp
Bài tập
Chương 24. Tham khảo ngoài (Xref)
Giới thiệu
Quản lý xref bằng hộp thoại Xref Manager
Sử dụng tên project để định nghĩa đường dẫn xref
Các đối tượng đặt tên phụ thuộc
Hiển thị một phần xref (lệnh Xclip)
Tải theo yêu cầu
Xử lý lỗi xref
Sử dụng xref log file
Gắn xref với AutoCAD DesignCenter
Mở xref trên cửa sổ riêng
Sửa đổi tham khảo trên bản vẽ chính
Quản lý bản vẽ xref
Tạo file 3D DWF của mô hình 3D
Bài tập
Chương 25. Liên kết và nhúng đối tượng (OLE)
Sao chép vào Windows Clipboad
Cắt các đối tượng vào Windows Clipboad (lệnh Cutclip)
Dán các đối tượng từ Windows Clipboad vào bản vẽ AutoCAD
Chèn đối tượng vào bản vẽ (lệnh Insertobj)
Quản lý đối tượng OLE (lệnh Olelinks)
Hiệu chỉnh các liên kết và nhúng
Các đặc điểm hiệu chỉnh đối tượng OLE
Lệnh Copyhist
Dán hình vẽ bằng phần mềm Better WMF
Bài tập
Chương 26. Làm việc với Layout
Giới thiệu
Tạo và hiệu chỉnh tên layout
Trình tự thiết lập trên trang layout
Sử dụng layout mẫu
Tạo khung nhìn động
Kiểm tra sự hiển thị trên khung nhìn động
Hiệu chỉnh trong khung hình động
Tạo khung nhìn với đường bao dạng bất kỳ
Gán các tính chất cho khung nhìn
Ghi kích thước trong không gian giấy vẽ
Ví dụ
Bài tập
Chương 27: In bản vẽ
Khái niệm cơ bản khi in trên AutoCAD 2008
Định cấu hình cho thiết bị in
Sử dụng kiểu in
Quản lý danh sách các tỉ lệ bản vẽ
In trên AutoCAD 2008
Bản in điện tử (ePlot)
Batch Plotting
Sử dụng script file để in
Bài tập
Chương 28: Tra cứu và hỗ trợ
Thông tin về trạng thái bản vẽ
Thông tin về các đối tượng bản vẽ
Thông tin về tất cả các đối tượng
Thông tin về thời gian
Gán và hiển thị các tính chất bản vẽ
Thông tin phần mềm AutoCAD
Đổi tên các đối tượng
Tẩy xóa các đối tượng thừa
Các ký tự đặc biệt
Các biến và lệnh liên quan đến hệ thống sử dụng trong AutoCAD 2008
Lệnh Graphscr
Lệnh Undefile và Redefile
Sắp xếp các file bản vẽ
Lệnh Whohas
Lệnh Logfileon, Logfileoff
Lệnh Dblclkedit
Tạm thời thay đổi các phím chức năng
Chương 29: Công cụ tính
Tính tọa độ điểm
Tính khoảng cách và góc
Tính diện tích
Xác định đặc tính cơ học
Lệnh Quickcalc
Bài tập
Chương 30: Quản lý tập bản vẽ (Sheet set)
Mở tập bản vẽ đã có lệnh
Quản lý các tập bản vẽ
Tạo tập bản vẽ mới
Tạo tập bản vẽ bằng Sheet Set Maneger
Thêm sheet vào tập bản vẽ
Tạo bảng kê các bản vẽ trong tập bản vẽ
Quan sát và hiệu chỉnh các tính chất của tập bản vẽ
Ví dụ
Phụ lục 1: Tập tin ACAD.PGP và các lệnh tắt AutoCAD 2008
Phụ lục 2: Các dạng đường định nghĩa trên file ACADISO.LIN
Phụ lục 3: Các mẫu mặt cắt tiêu chuẩn
Phụ lục 4: Các font chữ trong AutoCAD 2008
Phụ lục 5: Thanh công cụ (toolbar)
Phụ lục 6: Bảng tra cứu lệnh AutoCAD 2008, tập 1 và 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét