Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Hướng dẫn giúp AutoCAD của bạn chạy nhanh hơn

(Bài này mình dịch từ nguồn: http://www.cad-notes.com) 

1. Hạn chế các tiến trình lúc khởi động AutoCAD

Cũng giống như khi bạn tùy chỉnh hệ thống, chúng ta có thể tùy chỉnh AutoCAD để tránh việc load các mục không cần thiết. Có một số tiến trình mà bạn có thể bỏ đi, đó là: 

Disable (vô hiệu) splash screen

Splash Screen là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính của bạn trong thời gian ứng dụng đang được load. Nói cách khác, đó là “màn hình chờ” của ứng dụng. Đây là hình ảnh minh họa Splash Screen xuất hiện khi bạn khởi động AutoCAD (2013): 

  


 Vô hiệu splash screen có thể giảm đáng kể thời gian load ứng dụng. Trong các máy tính mới có cấu hình tốt, có thể điều này không thấy rõ ràng, nhưng đối với các máy tính đời cũ thì bạn có thể nhận rõ sự thay đổi này.
Ít nhất là nó sẽ không load cái hình ảnh splash screen này (và vì thế hệ thống không phải tốn một phần bộ nhớ cho nó) Để vô hiệu splash screen, Click chuột phải lên shortcut  AutoCAD trên màn hình desktop. Click chọn properties trên menu ngữ cảnh xuất hiện.
Thêm /nologo vào target (ở cuối cùng) để vô hiệu hóa nó

Vô hiệu hóa việc tạo mới file lúc khởi động

Khi bạn khởi động AutoCAD, nó sẽ tạo mới 1 file bản vẽ sử dụng template mặc định. Nhưng không phải lúc nào mở AutoCAD bạn cũng muốn tạo mới file. Trong phần lớn trường hợp mở AutoCAD, thường thì chúng ta tiếp theo là mở 1 bản vẽ hiện có và làm việc trên nó.
Để vô hiệu việc tạo mới file khi khởi động AutoCAD, bạn chỉ cần thay đổi giá trị của biến hệ thống STARTUP thành 1. Thay vì tạo mới file, nó sẽ hỏi bạn để mở 1 file hiện có. Việc này đôi khi cũng phiền toái, nhưng nếu bạn dùng AutoCAD 2012 trở lên, bạn có thể thay đổi nó thành 2. Khi đó AutoCAD sẽ khởi động mà không đòi hỏi bạn phải mở bản vẽ hiện có.

Vô hiệu hóa InfoCenter

InfoCenter hay Communication Center cung cấp các thông tin liên quan về sản phẩm của bạn. Gồm một số công cụ, như AutoCAD Exchange, Stay Connected, và đăng nhập Autodesk 360. 
Sau khi AutoCAD khởi động, nó sẽ chạy một tiến trình ẩn là WSCommCntr4.exe. Việc này chiếm dụng một số tài nguyên của bạn (mà không cho bạn biết hay hỏi ý kiến bạn)
Bạn có thể vô hiệu hóa InfoCenter bằng cách thay đổi khóa registry hay cài đặt một tiện ích miễn phí Tại đây

2. Các cài đặt

AutoCAD cung cấp rất nhiều cài đặt cho bản vẽ mà bạn có thể tùy chỉnh. Trong phần lớn trường hợp thì điều này là tốt, nhưng cũng có lúc nó trở nên phiền toái, nhất là khi cấu hình máy tính của bạn không được cao. Hãy xem các cài đặt này và liệu bạn có muốn dùng nó không nhé! 

Dynamic Input

Nếu bạn sử dụng AutoCAD thì chắc hẳn bạn sẽ biết về Dynamic Input, thú thực là mình không thích thằng này và thông thường thì mình tắt nó.

Quick Properties

Quick properties là rất tiện lợi, nhưng hãy cân nhắc sử dụng nó khi cấu hình máy tính của bạn không cao

Selection Cycling

Khi các đối tượng vẽ chồng lên nhau (ví dụ 2 đoạn thẳng trùng nhau), tính năng này sẽ giúp bạn lựa chọn đối tượng nhanh chóng. 
Bạn nên bỏ tính năng này và thay vào đó là lựa chọn các đối tượng thủ công bằng cách nhấn tổ hợp phím SHIFT + SPACE.

3. Live/Quick Preview

Live preview cũng chiếm dụng tài nguyên rất nhiều. Hãy xem một số tính năng sau:

Hatch

Hatch Quick Preview rất nặng. bạn có thể bỏ nó bằng cách thay đổi biến HPQUICKPREVIEW thành off.

Selection Preview

Xem trước lựa chọn  khá lạ mắt trong các phiên bản gần đây. Nó hiển thị màu trong suốt khi bạn sử dụng lựa chọncửa sổ  các mặt nổi bật trong không gian 3DMàn hình hiển thị trong suốt có thể làm giảm hiệu suất máy tínhđặc biệt là hiệu suất đồ họa. 

Nếu bạn muốn vô hiệu hóa nótrong AutoCAD Options. chọn TAB selections, và vô hiệu hóa nó ở đây

Command Line

Cửa sổ gõ lệnh trong AutoCAD 2013 trở lên được thêm một bảng trong suốt hiển thị dòng nhắc lệnh. Tính năng này khá rối mắt và làm giảm hiệu suất, bạn nên bỏ nó và dùng kiểu truyền thống như trong các phiên bản cũ.

Purge

Và bây giờ chỉ còn các vấn đề với file bản vẽ của bạn mà thôi. AutoCAD lưu giữ rất nhiều đối tượng và style. Nếu không dùng chúng, bạn có thể xóa đi bằng cách sử dụng lệnh PURGE. 

Tổng Hợp Thủ Thuật, Mẹo Trong AutoCad

  Lệnh Area (aa): Đo diện tích và chu vi một hình – Gọi lệnh => Click lần lượt các điểm mút của một đa giác bất kì cho đến khi khép kín thì enter => Ta có được diện tích và chu vi của hình đó [Cũng có thể dùng lệnh List (li) cho yêu cầu này]
Lệnh Aline (al): Dóng thẳng hàng các hình chiếu – Gọi lệnh => Click vào điểm đầu tiên trên hình 1 => Click vào điểm tương ứng trên hình 2 => Tiếp tục với các điểm thứ 2, 3 (nếu cần) => Enter => Lựa chọn scale hay không.
Lệnh Purge (pu): Làm sạch bản vẽ – Bản vẽ với nhiều block, nét, temp thừa sẽ rất nặng, làm chậm quá trình xử lí của máy, dùng lệnh này bạn sẽ xóa bỏ những temp một cách nhanh chóng làm bản vẽ gọn nhẹ hơn (Nên dùng lệnh này thường xuyên trong khi làm việc).
Lệnh Find (fi): Lệnh tìm kiếm và thay thế trong bản vẽ – Khi bản vẽ quá dày và nhiều đường nét thì lệnh này vô cùng hữu ích để ta tìm hoặc thay thế một đối tượng nào đó – sử  dụng như word thôi nhé 71 Tổng Hợp Thủ Thuật, Mẹo Trong AutoCad   Phần 1 .
- Lệnh Quick  Select (): Lựa chọn nhanh các đối tượng để thay thế, sửa, đổi layer, dùng cũng dễ như lệnh Find ở trên :>.
Offset (o) với độ dài tính bằng công thức: Mình dùng AutoCad 2007 thì hiện tại khi offset chỉ cho dùng phép chia với số bị chia là số chẵn 39 Tổng Hợp Thủ Thuật, Mẹo Trong AutoCad   Phần 1 và không cộng, trừ, nhân được [ví dụ bạn muốn offset một khoảng bằng 5+7*6-2... chẳng hạn thì bó tay]. Trong trường hợp này ở trường specify offset distance ta dùng ‘cal => Điền công thức => Enter => Okie
- Lệnh PE: Nối các line thành một đường duy nhất (polyline).
Command: pe
PEDIT Select polyline or [Multiple]: m
Select objects: Specify opposite corner: 2 found
Select objects:
Convert Lines and Arcs to polylines [Yes/No]? Y : Gõ Y (YES) : chính là convert (chuyển Line và Arc) thành Polyline
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: J : Gõ J là nối các đường thẳng gần chạm nhau thành Polyline
Join Type = Extend
Enter fuzz distance or [Jointype] <0.0000>:
1 segments added to polyline
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]:
-
Lệnh đo chiều dài đường bất kì (cong, thẳng):
- Command: len [Length]
- Chọn đối tượng => Enter
Hoặc
- Command: li => Enter
- Chọn đối tượng => Enter
Ẩn một phần block: Đôi khi bạn muốn ẩn một phần block bằng một miền kín nào đó (để viết text, chèn chú thích, block bị đối tượng khác che…) thay vì việc explode block rồi trim những phần bị ẩn bạn có thể dùng lệnh wipeout để che phần đó đi)
- Vẽ một vùng kín cần che lên block
- Command: wipeout => Enter
- Enter
- Chọn biên dạng cần che => Enter.
Khi in muốn cho block vẫn bị che => Nhấn vào khung vừa tạo => Tool => Display Order->Bring To Front.

Sử Dụng AutoCad 2008 - Tập 2: Hoàn Thiện Bản Vẽ Thiết Kế Hai Chiều 2D

So với phiên bản AutoCAD 2006 thì AutoCAD 2007 và 2008 có bổ sung nhiều lệnh vẽ trong phần 3 chiều: Loft, Sweep, Thicken, Slice, hiệu chỉnh mô hình 3D theo Grip… AutoCAD 2008 được bổ sung một số tiện ích khi lập tài liệu thiết kế.
Trong AutoCAD bạn có thể chọn đơn vị đo lường theo Metric (hệ đơn vị Mét) hoặc English (hệ đơn vị Anh). Chúng ta là nước sử dụng hệ Mét theo ISO và các bản vẽ kỹ thuật phải thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó, hệ thống đơn vị trong ví dụ và bài tập, cách ghi kích thuớc, định giá trị các biến kích thước, đường nét, vị trí các hình chiếu… được tác giả trình bày theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Các thuật ngữ được sử dụng phù hợp với các thuật ngữ kỹ thuật của các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.
Phần lý thuyết (giới thiệu lệnh) ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nội dung từng chương theo đề mục riêng, có ví dụ và hình ảnh minh họa và cuối mỗi chương có phần bài tập. Mỗi lệnh đều trình bày cách nhập lệnh từ bàn phím, danh mục màn hình và từ thanh công cụ.
Sách được sử dụng cho các đối tượng từ trình độ mới bắt đầu học đến mức độ chuyên nghiệp: sinh viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, họa viên, học sinh phổ thông… và cho tất cả những ai làm công tác thiết kế và yêu thích vẽ thiết kế bằng máy tính. Sách biên soạn thuận tiện cho các bạn tự học, sử dụng làm tài liệu học tập theo các lớp chuyên đề về AutoCAD, giúp các bạn cập nhật những thay đổi của AutoCAD và để tra cứu lệnh.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
Chương 18. Các lệnh vẽ nâng cao
Vẽ đường thẳng (lệnh Xline)
Vẽ nửa đường thẳng (lệnh Ray)
Vẽ hình vành khăn (lệnh Donut)
Vẽ đoạn thẳng có chiều rộng (lệnh Trace)
Vẽ miền được tô (lệnh Solid)
Vẽ phác thảo bằng tay (lệnh sketch)
Vẽ các đường thẳng song song (lệnh Mlstyle, Mline, Mledit)
Tạo miền (Region) và các phép toán đại số Boole
Tạo đa tuyến và miền bằng lệnh Boundary
Tạo hình dạng đám mây (lệnh Revcloud)
Lệnh Convert
Bài tập
Chương 19: Các lệnh hiệu chỉnh nâng cao
Phá vỡ các đối tượng
Hiệu chỉnh đa tuyến (lệnh Pedit)
Hiệu chỉnh đường spline (lệnh Spilinedit)
Lệnh Change
Hiệu chỉnh đối tượng bằng Properties palette
Làm thích hợp các đối tượng (lệnh Matchprop)
Xếp chồng các đối tượng (lệnh Draworder)
Bài tập
Chương 20. Hiệu chỉnh bằng GRIPS
Các biến điều khiển GRIPS
Chọn đối tượng để hiệu chỉnh bằng GRIPS
Các trạng thái GRIPS (WARM, HOT và COLD)
Các phương thức hiệu chỉnh GRIPS
Sao chép dãy đối tượng nhờ vào GRIPS
Trình tự thực hiện hiệu chỉnh bằng GRIPS
Hiệu chỉnh tính chất các đối tượng GRIPS
Ví dụ
Chương 21. Block
Tạo Block
Chèn block và file bản vẽ riêng lẻ
Chèn block theo dãy (lệnh Minsert)
Chèn block tại các điểm chia (lệnh Divide và Measure)
Lưu block thành file (lệnh Wblock)
Tạo điểm chuẩn khi chèn file (lệnh Base)
Phá vỡ block
Hiệu chỉnh block
Định nghĩa hình dạng mũi tên kích thuớc mới
Lệnh Blockicon
Chèn block từ Tool Palette
Địa chỉ sao chép các thư viện block
Bài tập
Chương 22. AutoCAD DesignCenter và Block động
Làm việc với các nội dung vẽ
Quan sát nội dung
Làm việc với DesignCenter
Tìm kiếm nội dung
Chèn nội dung vào trong bản vẽ
Lưu và tìm nội dung thường xuyên sử dụng
Tạo Tool Palette
Block động (lệnh Bedit)
Ví dụ
Bài tập
Chương 23. Thuộc tính block
Tạo và chèn block với thuộc tính
Kiểm tra và cập nhật thuộc tính block
Hiệu chỉnh thuộc tính block
Trích thông tin thuộc tin
Hiệu chỉnh block trực tiếp
Bài tập
Chương 24. Tham khảo ngoài (Xref)
Giới thiệu
Quản lý xref bằng hộp thoại Xref Manager
Sử dụng tên project để định nghĩa đường dẫn xref
Các đối tượng đặt tên phụ thuộc
Hiển thị một phần xref (lệnh Xclip)
Tải theo yêu cầu
Xử lý lỗi xref
Sử dụng xref log file
Gắn xref với AutoCAD DesignCenter
Mở xref trên cửa sổ riêng
Sửa đổi tham khảo trên bản vẽ chính
Quản lý bản vẽ xref
Tạo file 3D DWF của mô hình 3D
Bài tập
Chương 25. Liên kết và nhúng đối tượng (OLE)
Sao chép vào Windows Clipboad
Cắt các đối tượng vào Windows Clipboad (lệnh Cutclip)
Dán các đối tượng từ Windows Clipboad vào bản vẽ AutoCAD
Chèn đối tượng vào bản vẽ (lệnh Insertobj)
Quản lý đối tượng OLE (lệnh Olelinks)
Hiệu chỉnh các liên kết và nhúng
Các đặc điểm hiệu chỉnh đối tượng OLE
Lệnh Copyhist
Dán hình vẽ bằng phần mềm Better WMF
Bài tập
Chương 26. Làm việc với Layout
Giới thiệu
Tạo và hiệu chỉnh tên layout
Trình tự thiết lập trên trang layout
Sử dụng layout mẫu
Tạo khung nhìn động
Kiểm tra sự hiển thị trên khung nhìn động
Hiệu chỉnh trong khung hình động
Tạo khung nhìn với đường bao dạng bất kỳ
Gán các tính chất cho khung nhìn
Ghi kích thước trong không gian giấy vẽ
Ví dụ
Bài tập
Chương 27: In bản vẽ
Khái niệm cơ bản khi in trên AutoCAD 2008
Định cấu hình cho thiết bị in
Sử dụng kiểu in
Quản lý danh sách các tỉ lệ bản vẽ
In trên AutoCAD 2008
Bản in điện tử (ePlot)
Batch Plotting
Sử dụng script file để in
Bài tập
Chương 28: Tra cứu và hỗ trợ
Thông tin về trạng thái bản vẽ
Thông tin về các đối tượng bản vẽ
Thông tin về tất cả các đối tượng
Thông tin về thời gian
Gán và hiển thị các tính chất bản vẽ
Thông tin phần mềm AutoCAD
Đổi tên các đối tượng
Tẩy xóa các đối tượng thừa
Các ký tự đặc biệt
Các biến và lệnh liên quan đến hệ thống sử dụng trong AutoCAD 2008
Lệnh Graphscr
Lệnh Undefile và Redefile
Sắp xếp các file bản vẽ
Lệnh Whohas
Lệnh Logfileon, Logfileoff
Lệnh Dblclkedit
Tạm thời thay đổi các phím chức năng
Chương 29: Công cụ tính
Tính tọa độ điểm
Tính khoảng cách và góc
Tính diện tích
Xác định đặc tính cơ học
Lệnh Quickcalc
Bài tập
Chương 30: Quản lý tập bản vẽ (Sheet set)
Mở tập bản vẽ đã có lệnh
Quản lý các tập bản vẽ
Tạo tập bản vẽ mới
Tạo tập bản vẽ bằng Sheet Set Maneger
Thêm sheet vào tập bản vẽ
Tạo bảng kê các bản vẽ trong tập bản vẽ
Quan sát và hiệu chỉnh các tính chất của tập bản vẽ
Ví dụ
Phụ lục 1: Tập tin ACAD.PGP và các lệnh tắt AutoCAD 2008
Phụ lục 2: Các dạng đường định nghĩa trên file ACADISO.LIN
Phụ lục 3: Các mẫu mặt cắt tiêu chuẩn
Phụ lục 4: Các font chữ trong AutoCAD 2008
Phụ lục 5: Thanh công cụ (toolbar)
Phụ lục 6: Bảng tra cứu lệnh AutoCAD 2008, tập 1 và 2

Học AutoCAD 2D-Thực hiện bản vẽ kỹ thuật CAD 2D

Sử dụng thành thạo AutoCAD và thực hiện các bản vẽ kỹ thuật 2D, sơ đồ kiến trúc 2D, ...
thực hiện các bản vẽ kỹ thuật phức tạp, thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất trên autocad 2D, sử dụng cad để vẽ trong các ngành cơ khí, điện, xây dựng, môi trường...
thuc hien ban ve ky thuat tren autocad 2d

  1. Giới thiệu chung về AutoCAD.
  2. Bước đầu làm quen với AutoCAD.
  3. Các hệ tọa độ trên bản vẽ AutoCAD.
  4. Vẽ chính xác trong AutoCAD.
  5. Các lệnh vẽ cơ bản.
  6. Các lệnh vẽ hình, ghi kích thước lên bản vẽ.
  7. Các cách chọn đôi tượng, ghi chữ lên bản vẽ.
  8. Làm việc với Layesr, sơ  lược về in bản vẽ.
  9. Thanh công cụ chỉnh sửa bản vẽ Modify.
  10. Tạo kiểu ghi kích thước cho bản vẽ.
  11. Tạo lớp cho bản vẽ 2D.
  12. Tạo và in bản vẽ 2D
  13. Hoàn thiện hồ sơ thiết kế mặt bằng cho công trình kiến trúc.
  14. Thực hành thiết kế triển khai bản vẽ kiến trúc phức tạp và tiến hành phối cảnh 3D trên 3D Max, Vray, Revit...

Autocad 2010_Tiềm năng mới trong thiết kế

Vẽ layout trong Autocad

Vẽ theo layout là một phương pháp vẽ tạo cho bản vẽ có được những tiện ích sử dụng mới như có thể ghép các tỷ lệ bản vẽ khác nhau vào cùng một bản vẽ, ghép hình 3D với 2D cùng một bản vẽ,...

1. Làm việc với model

user posted image
Trong không gian model, bạn vẽ với tỷ lệ 1:1, và bạn có thể tùy ý quyết định một đơn vị (unit) của autocad tương ứng với 1mm, 1inch, 1 foot, hay bất kể 1 đơn vị đo lường nào thuận tiện trong công việc của bạn. Trong Model tab, bạn có thể view hay edit đối tượng, Con trỏ có thể hoạt động ở bất cứ chỗ nào trong không gian vẽ. Đây là cách vẽ thông thường nhất mà mọi người thường sử dụng khi tạo bản vẽ trong Autocad.

2. Làm việc với Layout ?_?
Layout tabs hay còn gọi là không gian giấy (paper space). Trong không gian giấy, bạn có thể vẽ khung tên, tạo các khung nhìn (viewpots), dim bản vẽ hay thêm các chú thích.
user posted image

3. Tạo và chỉnh sửa khung nhìn (layout viewports) :(|)2

user posted image
Bạn có thể tạo một khung nhìn hay nhiều khung nhìn để hiển thị bản vẽ trong không gian giấy. Với mỗi khung nhìn bạn có thể thay đổi kích thước của khung nhìn cũng như có thể thay đổi tỉ lệ, di chuyển để trình bày 1 bản vẽ với nhiều tỉ lệ khác nhau với bố cục bản vẽ hợp lý

Chú ý: Một vấn đề quan trong khi tạo một khung nhìn là bạn nên tạo một layer riêng để quản lí các khung nhìn. Để khi xuất bản vẽ bạn có thể tắt layer này để bản vẽ xuất ra không hiển thị các đường bo của khung nhìn
Với lệnh Mview (MV), bạn tạo một hay nhiều khung nhin và cũng có thể copy hay array các khung nhìn
Tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật
Bạn có thể tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật bằng cách convert một đối tượng đã vẽ trong không gian giấy thành một khung nhìn
Lệnh Mview có hai lựa chọn để bạn có thể thực hiện việc này
- Với lựa chọn Object, bạn có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành 1 khung nhìn.
- Với lựa chọn Polyonal bạn có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành 1 vòng khép kín
Thay đổi kích thước khung nhìn
Nếu bạn muốn thay đổi kích thước khung nhìn để bố cục bản vẽ thêm thuận tiện. thì việc edit khung nhìn tương tự như bạn edit 1 polyline với các lệnh như bình thường
Cắt một khung nhìn
Bạn có thể cắt một khung nhìn bằng lệnh VPCLIP.

4. Tỷ lệ của khung nhìn @_@

user posted image
Để đặt tỉ lệ cho mỗi khung nhìn trong không gian giấy. Bạn vào properties của khung nhìn ấy chọn standard scale theo tỷ lệ bạn cần chẳng hạn như 1:100. Có thể quản lí list scale này bằng cách vào Option - User Preferences - Edit Scale List...
Khi đã đặt được tỷ lệ cho khung nhìn bạn cần phải lock khung nhìn để tỷ lệ không bị thay đổi khi bạn zoom trong khung nhìn đấy. Bạn vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn

5. Đóng băng (Freeze) Layer trong từng khung nhìn
Một trong những ưu điểm khi sử dụng layout đó là bạn có thể lựa chọn đóng băng các layer khác nhau trong mỗi khung nhìn mà không ảnh hưởng đến các khung nhìn khác.
user posted image

Cách nhanh nhất để đóng băng layer trong từng khung nhìn là dùng Layer Properties Manager.
user posted image

6. Bật và tắt Khung nhìn
Bạn có thể tiết kiệm thời gian load bản vẽ bằng cách tắt đi những khung nhìn không cần thiết lúc chỉnh sửa bản vẽ.
user posted image

Nếu bạn không muốn in khung nhìn cũng có thể dùng cách này.

7.Align các khung nhìn
Bạn có thể dóng các đối tượng ở khung nhìn này với các đối tượng ở khung nhìn khác mà không cận phải dùng lệnh move trong model space. Bằng lệnh MVSETUP và chọn Option Align.


user posted image

8. Xoay các khung nhìn
Bạn có thể xoay khung nhìn bằng cách dùng lệnh UCS và lệnh PLAN.


user posted image
Thử tưởng tượng sẽ khó khăn thế nào nếu không dùng cách này để trình bay 1 bản vẽ san nên với sơ đồ tuyến và trắc dọc. :cheers:

9. DimstyleNếu vẽ trong model bạn phải tạo rất nhiều Dim style cho các tỷ lệ khác nhau nhưng nếu vẽ trên không gian giấy bạn chỉ cần tạo 1 Dim style duy nhất với cách chọn Fit như sau.

user posted image

10. Tạo khung tên trong layout
Một cách đơn giản và cơ bản nhất để tạo khung tên trong layout đó là bạn tạo khung tên với tỷ lệ 1:1 sau đó sắp xếp các khung nhìn vào trong khung tên với tỷ lệ tùy ý. Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ. Việc quản lý bản vẽ và xuất bản vẽ cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều

Sử dụng Auto CAD 2007: Tập 1: Cơ sở vẽ thiết kế hai chiều (2D)

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc 
Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh - TP.HCM 
Năm xuất bản: 2007 
Ngày cập nhật: 12/04/2008
Kiểu tài liệu: Giáo trìnhKhoa: Khoa Công Nghệ Thông Tin
Mã Dewey: 005.3Số ký hiệu: 11211
Từ khóa: Auto CADKích thước: 24 cm
Chủ đề: AutoCadChương - Trang: 579 tr
Ngôn ngữ: Tiếng ViệtNgười dịch:
Vị trí lưu trữ: 7/25 Quang TrungĐơn giá: 59000
Barcode: TrueBBK:
ISBN:ISSN:
Số sách mượn/ Tổng sách: 0/3
Tóm tắt: Nội dung sách gồm 17 chương: 1. Mở đầu; 2. Các lệnh về file; 3. Các lệnh cơ bản thiết lập bản vẽ; 4. Nhập toạ độ, phương bắt điểm và Auto Track; 5. Các lệnh vẽ cơ bản; 6. Các lệnh hiệu chỉnh căn bản và các phương pháp chọn đối tượng; 7. Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình; 8.Các phép biến đổi và sao chép hình; 9. Quan sát bản vẽ; 10.